Phân phối chọn lọc – phương pháp phân phối được các thương hiệu cao cấp tin dùng

Phân phối chọn lọc là một trong những kênh phân phối được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm hàng hóa cao cấp, các loại mặt hàng xa xỉ. Phân phối chọn lọc thường được các doanh nghiệp áp dụng khi đặt các cửa hàng tại những khu vực mà khách hàng có xu hướng tiêu dùng mạnh, chịu chi thường là những trung tâm thương mại, khu phố sầm uất,…Vậy phân phối chọn lọc là gì? Tại sao người ta lại sử dụng kênh phân phối chọn lọc với các loại mặt hàng xa xỉ? Hãy cùng với Winmap tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Phân phối chọn lọc là gì?

Phân phối chọn lọc hay còn được biết đến với tên tiếng anh là “Selective distribution”. Trong kênh phân phối này nhà sản xuất sẽ lựa chọn một hoặc một vài đơn vị phân phối nhất định, các đơn vị phân phối này phải thỏa mãn những tiêu chí mà đơn vị sản xuất đặt ra để được trao quyền phân phối sản phẩm tại những khu vực cụ thể.

Có thể nói phân phối chọn lọc là hình thức phân phối trung gian giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền. Các nhà sản xuất sẽ không phải tốn nhiều chi phí để xây dựng mạng lưới phân phối, cũng như không bị phân tán nguồn nhân lực cho việc phân phối các sản phẩm của mình. 

phân phối chọn lọc

Ưu nhược điểm của phân phối chọn lọc

Cũng như các kênh phân phối khác, phân phối chọn lọc cũng mang đến cho doanh nghiệp khi sử dụng kênh phân phối này những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của kênh phân phối chọn lọc

  • Phân phối chọn lọc sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý, kiểm soát các chính sách marketing, chính sách bán hàng trong hệ thống kênh phân phối. Xây dựng được hình ảnh, sự uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp một cách vững mạnh.
  • Bên cạnh đó, phân phối chọn lọc cũng hạn chế được nhược điểm của kênh phân phối độc quyền đó chính là chỉ có duy nhất một đơn vị phân phối. Hạn chế được những rủi ro liên quan đến chi phí phân phối và doanh nghiệp không bị phụ thuộc quá nhiều vào đơn vị phân phối độc quyền.
  • Bên cạnh đó, phân phối chọn lọc cũng là phương pháp giúp cho doanh nghiệp có thể thử nghiệm các giải pháp tại một số điểm bán cụ thể. Từ đó tối ưu quy trình bán hàng, sản phẩm và có được biện pháp cải tiến hiệu quả.
  • Phân phối chọn lọc cũng giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Đồng thời nhà sản xuất/ doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng thông qua việc lắng nghe các ý kiến phản hồi từ địa điểm bán.
  • Với lượng kênh phân phối vừa đủ, được chọn lựa kỹ càng cũng giúp cho nhà sản xuất dễ dàng hỗ trợ cho các điểm bán để hệ thống phân phối có sự hợp tác ăn ý với nhau.

phân phối chọn lọc

Một số hạn chế của kênh phân phối chọn lọc

  • Một trong những hạn chế lớn nhất của kênh phân phối chọn lọc đó chính là nhà sản xuất/ doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư ban đầu lớn cho việc thuê mặt bằng, chi phí marketing thương hiệu,…
  • Chi phí phân phối chọn lọc cũng khá cao và dễ xảy ra xung đột giữa các nhà phân phối trong cùng một hệ thống.
  • Không phải mặt hàng nào cũng có thể áp dụng phương pháp phân phối chọn lọc mà chỉ có những sản phẩm có giá trị cao, các loại mặt hàng cao cấp, xa xỉ mới có thể áp dụng phương pháp phân phối chọn lọc được.
  • Do số lượng điểm bán không nhiều nên các sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng chậm hơn so với các mặt hàng khác.

Ví dụ về chiến lược phân phối chọn lọc

Bạn có thể thấy được các thương hiệu cao cấp hiện nay thường áp dụng phân phối chọn lọc trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình. Ví dụ như Gucci, Chanel, Converse, Nike, Adidas,…Các thương hiệu này sẽ đánh giá tổng quan về khu vực phân phối, phân khúc thị trường thường hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp. 

Chính vì thế mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những đơn vị phân phối tại các trung tâm thương mại lớn hay cửa hàng mặt phố sầm uất nhất. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo được thương hiệu của mình ở mức cao cấp nhất. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đến cho khách hàng cũng là tốt nhất.

Phần mềm DMS Winmap

phần mềm DMS Winmap

Đối với các thương hiệu lớn luôn cần đến những công cụ quản lý để hỗ trợ giám sát, theo dõi tình hình phân phối sản phẩm cũng như bán hàng một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Một trong những công cụ quản lý hệ thống kênh phân phối được nhiều thương hiệu lớn hiện nay sử dụng đó chính là phần mềm DMS Winmap. Với DMS, doanh nghiệp có thể quản lý việc phân phối các sản phẩm của mình ra thị trường thông qua hệ thống đơn vị phân phối chọn lọc và các điểm bán. 

Ngoài ra, DMS sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình bán hàng, kiểm soát lượng hàng tồn kho, đẩy đơn đặt hàng đến cho nhà sản xuất một cách nhanh chóng,…Với phần mềm DMS, doanh nghiệp có thể cung cấp các mặt hàng xa xỉ đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *