Hiện nay trước những yêu cầu bảo vệ bản thân và mọi người ra khỏi nguy cơ cháy nổ, lực lượng công an PCCC quy định mỗi gia đình trang bị những chiếc bình chữa cháy để đối phó kịp thời sự cố hoả hoạn. Tuy nhiên, cách sử dụng bình chữa cháy như thế nào an toàn, đúng cách thì không phải ai cũng biết cách.
Hiểu được tâm lý mọi người, trong bài viết này Thép Bảo Tín sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách, dễ hiểu. Sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về phòng cháy – chữa cháy.
Bình chữa cháy là gì?
Bình chữa cháy là một thiết bị cứu hoả (PCCC) được sử dụng để đối phó với các tình huống cháy nhỏ. Nó sẽ chữa một chất chữa cháy như: bột, khí CO2, bọt và được thiết kế để phun (hoặc xịt) chất chữa cháy lên ngọn lửa. Công dụng của bình chữa cháy là làm giảm nồng độ oxy, ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy.

Cháy là một trong những tai nạn thường gặp, nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản. Nhắc đến vấn đề này, Thép Bảo Tín chợt nhớ lại vụ cháy đau buồn, ám ảnh “vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội ngày 13/9“.
Nguyên nhân làm nhiều người chết trong vụ cháy chung cư mini?

Chung cư xây dựng trái phép
Theo quy chuẩn 6 về kỹ thuật an toàn cháy, công trình 7 tầng trở lên phải có được giấy chứng nhận PCCC khi xin giấy phép xây dựng. Có những quy định quản lý nghiêm ngặt như: cần trang bị nhiều thiết bị phòng cháy, có 2 lối thoát hiểm,…
Tuy nhiên, trên thực tế thì chủ chung cư mini tại phố Khương Hạ đã vi phạm quy chuẩn trên. Cụ thể là: Để không phải thẩm duyệt lại thiết kế PCCC, cố tình xin giấy phép là nhà ở riêng dưới 7 tầng. Không chỉ thế, tại đây còn trang bị thiếu thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Toà nhà thiết kế kiểu “tử thần”
Chung cư với thiết kế 10 tầng, kiểu xây dựng nhà ống 3 mặt kín. Điều cần lên án ở đây là không có lối thoát hiểm thứ hai. Khi đám cháy xuất phát tử khu vực để xe làm cho việc tiếp cận cứu người từ lối này không khả thi.
Người dân thiếu kỹ năng ứng phó với hoả hoạn
Lực lượng cứu hộ cho biết, không ít nạn nhân khi gặp hoả hạn lại vào nhà vệ sinh đóng kín cửa. Còn một số người khác thì trốn trong tủ quần áo, gầm giường,…. hay nhảy từ trên tầng cao xuống.
Dưới đây là một số nguyên tắc ứng phó đối với hoả hoạn:
- Tránh khỏi và tránh nhiệt độ cao. Nếu như khả năng chúng ta thoát hiểm bằng thang bộ khó khăn, thì cần giữ bình tĩnh tìm lối thoát khẩn cấp chẳng hạn như: cửa sổ hoặc ban công
- Báo cho mọi người xung quanh mình biết về đám cháy
- Tránh xa vùng cháy khi có thể
- Báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy biết về vụ việc
- Thực hiện những biện pháp PCCC khi đám cháy chưa lan rộng
- Không để vật dụng dễ bắt lửa gần khu vực xảy ra hoả hoạn bằng cách di chuyển ra xa,….
Các loại bình chữa cháy và cách sử dụng
Các loại bình chữa cháy phổ biến
Các loại bình cứu hỏa thông dụng được sử dụng chủ yếu chia thành 3 loại theo chất chữa cháy: dạng bột khô, dạng khí, dạng bọt. Mỗi loại bình chữa cháy sẽ có nguyên lý hoạt động riêng biệt, để sử dụng chúng hiệu quả và an toàn thì mời các bạn cùng đọc tiếp nội dung dưới đây:
1. Bình chữa cháy dạng bột BC/ ABC
Bình bột chữa cháy xách tay là gì?
“Bình chữa cháy dạng bột là bình có chứa chất chữa cháy ở dạng bột khô, áp suất cực lớn được thiết kế nhỏ gọn. Thiết bị này thích hợp dùng ở văn phòng làm việc, hộ gia đình, chung cư, công trình công cộng,…
– Cấu tạo bình bột chữa cháy BC/ ABC
- Bình có cấu tạo hình trụ đứng, vỏ được đúc bằng thép và thông thường được sơn tĩnh điện theo màu đỏ chung tại Việt Nam.
- Bên trong chứa thành phần bột khô kháng lửa, khí đẩy được nén trực tiếp bên trong bình.
- Nhìn lên phía trên miệng bình, có 1 cụm van xả cùng khoá van và bộ phận đồng hồ đo áp lực.
- Vòi và loa phun được gắn liền với cụm van xả

– Giải mã ký hiệu ghi trên vỏ bình
Bình bột chữa cháy trên thị trường hiện nay có 2 dạng ký hiệu phổ biến: Ký hiệu ABC và ký hiệu BC.
Những chữ cái A, B, C ghi trên vỏ bình thể hiện khả năng dập tắt đám cháy của bình chữa cháy đối với từng loại đám cháy riêng. Cụ thể là:
- “A”. Chữa các đám cháy chất rẵn như gỗ, bông, vải, kim loại,…
- “B”. Chữa được những đám cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn,…)
- “C”. Chữa được những đám cháy chất khí (gas,…)
Tính năng, tác dụng và nguyên lý hoạt động của bình bột chữa cháy
– Tính năng, tác dụng của bình bột chữa cháy
Nếu như trên bình ghi là ABC, vậy nó có nghĩa là “bình chữa cháy có thể dập được các đám cháy chất rắn, chất lỏng và chất khí”. Còn nếu bình ghi BC thì có nghĩa “bình dập tắt được các đám cháy chất lỏng và chất khí”.
-> Bình bột không nguy hiểm cho da, có tính cách điện.
– Nguyên lý hoạt động của bình bột
Bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ vào lực đẩy của áp suất khí nén. Khi bột khô trong bình cứu hoả phun ra, phủ lên bề mặt cháy. Nó sẽ có công dụng cách ly oxy với chất cháy và ngăn cản khí cháy tiến vào đám cháy.

2. Bình chữa cháy khí CO2
Bình chữa cháy CO2 xách tay là gì?
“Bình chữa cháy CO2 là loại thiết bị chữa cháy xách tay bên trong sở hữu khí CO2 -79 độ C bị nén với áp lực cao. Đây là một trong những loại bình cứu hoả được ứng dụng phổ biến hiện nay.
– Cấu tạo của bình CO2
Bình có cấu tạo hình trụ đứng, vỏ thường được đúc bằng thép và được sơn màu đỏ tĩnh điện. Bên trong bình sẽ chứa khí lạnh CO2 được nén áp lực cao. Trên miệng bình cứu hoả CO2 có gắn cụm van xả cùng với khoá van. Phần loa phun và vòi được gắn liền với cụm van xả.
Tính năng, tác dụng và nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy CO2
– Tính năng, tác dụng của bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2 có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng, chất khí và những đám cháy thiết bị điện. Khác với bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2 có thể chữa cháy đám cháy thiết bị biện nhanh chóng mà không làm hư hỏng thiết bị điện.
– Nguyên lý sử dụng bình chữa cháy CO2
Khí CO2 trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén. Khi khí CO2 được phun ra bên ngoài, làm lạnh đột ngột kìm hãm lại phản ứng cháy. Tuy nhiên, không đảm bảo tắt hoàn toàn, nó sẽ có nguy cơ cháy lại đối với chất rắn.

3. Bình chữa cháy dạng bọt
“Bình chữa cháy bọt Foam là một dạng của bình cứu hoả. Bên trong bình sẽ chứa dung dịch bọt (dung dịch này có tỷ trọng nhỏ hơn xăng, nước, dầu). Vai trò của bọt là làm mát và bao phủ chất cháy, ngăn chặn sự tiếp xúc của chất cháy với oxy.
Có 2 loại bọt Foam được sử dụng phổ biến đó là: Foam AFFF và Foam ARC
Loại thiết bị này dùng để dập các đám cháy nhỏ phát sinh như:
- Đám cháy loại A. Chữa các đám cháy liên quan đến các vật rắn
- Đám cháy loại B. Chữa các đám cháy liên quan đến các chất lỏng
Lưu ý, không phải tất cả các bình cứu hoả bọt Foam đều thiết kế sử dụng cho đám cháy điện, nó chỉ được sử dụng khi nhà sản xuất cho phép.
– Cơ chế chữa cháy của bình dạng bọt Foam
Bọt trong bình được phun ra ngoài nhờ vào lực đẩy của áp suất khí nén. Lớp bọt này sẽ có công dụng cách lý chất cháy với oxy, từ đó giúp ngăn không cho cháy lại.

Công dụng của bình cứu hoả xách tay là kìm hãm phản ứng cháy. Nhưng để dập lửa như thế nào cho an toàn, hiệu quả và sử dụng loại bình chữa cháy nào trong tình huống nào thì không phải ai cũng biết. Nếu như chúng ta sử dụng sai cách, không chỉ làm tình trạng hoả hoạn nghiêm trọng hơn mà còn ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách sử dụng các loại bình chữa cháy
Ngay dưới đây, Thép Bảo Tín sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng các loại bình chữa cháy sao cho đúng và hiệu quả nhẩt.
1. Cách sử dụng bình chữa cháy bằng bột như thế nào?

Thép Bảo Tín chia sẻ cách sử dụng bình bột chữa cháy an toàn, đúng cách ngay sau đây:
– Bước 1: Xem đồng hồ đo áp suất
Để sử dụng bình chữa cháy dạng bột thì trước tiên bạn cần xem đồng hồ đo áp suất.
- Màu xanh là áp lực khí nén đủ để đẩy bột ra ngoài
- Màu đỏ không đủ áp lực khí nén để đẩy bột ra ngoài
- Còn màu vàng là áp lực khí nén trong bình đã vượt mức cho phép.

– Bước 2: Lắc xóc bình
Các bạn có thắc mắc tại sao khi sử dụng bình chữa cháy dạng bột lại cần lắc xót trước khi dùng hay không? Lý do là vì: phần trên là khí nitơ, còn phần dưới là bột. Nếu như để lâu ngày, bột khô sẽ bị vón cục lại. Công đoạn lắc xóc bình sẽ giúp bột được hoà tan.
Khi lắc xóc bình chữa cháy: tay thuận cầm vào phần mỏ vịt, tay không thuận cầm vào đáy bình. Sau đó thực hiện bước lắc xóc khoảng 3-5 lần.
– Bước 3: Rút chốt an toàn
Thực hiện rút chốt an toàn bằng cách:
- Tay không thuận vịn vào cổ bình
- Ngón tay khoẻ nhất để vào chốt an toàn, giật mạnh ra.
Dưới đây là video hướng dẫn cách rút chốt an toàn
– Bước 4: Tiến hành chữa cháy
- Tay cầm sát đầu loa phun (cách đầu loa phun 2-3cm).
- Tay cầm loa phun hướng vào trung tâm đám cháy, đứng cách đám cháy từ 1,5 -2m.
- Bóp chặt mỏ vịt cho đến khi đám cháy được dập tắt.
2. Cách sử dụng bình chữa cháy CO2
Sử dụng bình chữa cháy CO2 sẽ đơn giản hơn bình bột vì bình CO2 không có đồng hồ đo áp suất và cũng không cần lắc xóc trước khi sử dụng.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2
– Bước 1: Nâng loa phun lên 90 độ
– Bước 2: Rút chốt an toàn
Tay trái đặt vào cổ bình, tay còn lại (ngón tay khoẻ nhất) đặt vào chốt an toàn rồi giật mạnh ra.
– Bước 3: Tiến hành chữa cháy
Tay thuận cầm mỏ vịt, tay còn lại bê đáy bình chữa cháy. Các bạn chỉ loa phun vào vị trí trung tâm đám cháy, đặc biệt đứng cách đám cháy khoảng 1,5m – 2m rồi bóp mỏ vịt (bóp chặt) đến khi đám cháy được dập tắt.
=> Bình cứu hoả CO2 dùng đơn giản hơn bình cứu hoả dạng bột, bởi vì nó không có đồng hồ đo áp suất và cũng không cần bước lắc xóc bình. Tuy nhiên, bình CO2 lại nguy hiểm hơn bình dạng bột, vì khí CO2 rất lạnh, nếu để dính người có thể bị bỏng lạnh. Vì thế, khi dùng bình cứu hoả CO2 các bạn cần lưu ý những điều sau đây.
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2
- Không dùng bình CO2 phun trực tiếp vào người. Bởi vì, có thể bỏng lạnh và nguy hiểm hơn có thể bị ngoại tử.
- Không nên dùng bình cứu hoả CO2 để dập tắt các đám cháy: kim loại nóng chảy, đám cháy có than cốc,…. Bởi vì có thể gây ra phản ứng hoá học sinh ra khí CO độc hại.
3. Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay dạng bọt

– Bước 1: Xem đồng hồ đo áp suất
- Bình chữa cháy có đồng hồ đo áp suất ở vạch màu xanh tức là áp suất còn tốt.
- Nếu qua vạch màu vàng có nghĩa dư áp suất.
- Còn nếu qua vạch màu đỏ thì áp suất yếu.
– Bước 2: Lắc xóc bình
Tay thuận cần vào phần mỏ vịt, tay còn lại bê phần đáy bình. Tiến hành lắc xóc bình chữa cháy lhoảng 3-5 lần để bọt được hoà tan.
– Bước 3: Rút chốt an toàn
Tay không thuận vịn vào cổ bình. Ngón tay khoẻ nhất sẽ giật chốt an toàn. Cách rút chốt an toàn
– Bước 4: Tiến hành chữa cháy
Tay thuận cầm mỏ vịt, tay còn lại bê đáy bình. Chỉ phần vòi phun vào đám cháy, sau đó bóp chặt mỏ vịt cho đến khi đám cháy được dập tắt.
Lưu ý, đối với bình chữa cháy bọt Foam được sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào từng đám cháy:
- Chất rắn dễ cháy. Bạn có thể phun bọt chữa cháy vào trung tâm của ngọn lửa.
- Đối với những loại chất lỏng dễ cháy. Các bạn sẽ không sử dụng bình chữa cháy dạng bọt phun trực tiếp lên đám cháy, có thể làm chất lỏng lan rộng ra.
- Đám cháy điện. Các bạn có thể ứng phó tương tự như đám chất chất rắn.
Dưới đây là video người dân sử dụng bình chữa cháy:
So sánh bình chữa cháy CO2 và bột
Ngay sau đây, Thép Bảo Tín sẽ chỉ các bạn cách đơn giản để phân biệt được đâu là bình cứu hoả xách tay dạng bột khô, và đâu là bình cứu hoả xách tay CO2.

Cách 1: Phân biệt qua đồng hồ đo áp suất
Cách phân biệt giữa bình dạng bột và bình CO2 đơn giản mà chính xác đó là:
- Bình bột sẽ có đồng hồ đo áp suất ở phần cổ bình.
- Còn bình cứu hoả CO2 sẽ không có đồng hồ đo áp suất.
Cách 2: Phân biệt qua loa phun
- Bình bột có loa phun mềm, nhỏ
- Còn bình CO2 có loa phun cứng, to
Cách 3: Phân biệt cách ghi nhãn mác trên bình
Ngoài hai cách trên, thì các bạn còn có thể phân biệt qua nhãn mác tiếng anh ghi trên bình, cụ thể là:
- Trên nhãn mác tiếng anh của bình chữa cháy dạng bột sẽ ghi dòng chữ BC Powder, ABC Powder, AB Powder.
- Còn trên bình chữa cháy CO2 có ghi dòng chữ tiếng anh carbon dioxide (CO2 Carbon dioxide/ CO2).
Khi sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy cần phải
- Đọc kỹ hướng dẫn và phải nắm được tính năng của từng loại bình.
- Tiếp tục phun cho đến khi đám cháy tắt hẳn mới ngừng.
- Khi dập tắt đám cháy chất lỏng, các bạn hãy phun bao phủ lên bề mặt cháy chứ đừng phun trực tiếp. Bởi vì có thể làm cho lan rộng đám cháy hơn.
- Những bình chữa cháy đã qua sử dụng thì cần để riêng.
- Khi phun chữa cháy, bạn cần giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Những lời khuyên trên sẽ giúp bạn sử dụng bình chữa cháy một cách hiệu quả và an toàn.
Lưu ý khi kiểm tra, bảo quản bình chữa cháy

Dưới đây là những điều cần lưu khi bảo quản bình cứu hoả xách tay:
- Để bình cứu hoả ở những nơi khô ráo, không để nơi có ánh nắng cao, tránh bức xạ nhiệt mạnh.
- Nếu bạn để bình cứu hoả ở bên ngoài, thì cần đặt ở nơi có mái che.
- Cần phải kiểm tra thường xuyên bình chữa cháy theo quy định nhà sản xuất, thông thường 3 tháng/ lần.
- Nếu như áp suất dưới vạch màu xanh thì cần nạp sạc.
Kết luận
Sử dụng bình chữa cháy đúng cách là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát và dập tắt cháy. Bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng đúng cách từng loại bình cứu hoả. Nếu như bạn còn thắc mắc, hoặc cần hướng dẫn cách dùng trực tiếp an toàn, hiệu quả hay cần mua bình chữa chát hãy liên hệ với Thép Bảo Tín để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tin cùng chuyên mục:
Trồng răng giả tháo lắp và trồng răng implant cho người già
Mở đại lý sơn tường EcoPlus: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp của bạn
Hóa Chất Công Nghiệp: Công Dụng Và Cách Sử Dụng
Rượu vang đỏ có tốt không? Top 5 chai vang đỏ giá tốt uống hàng ngày